Nhiều người thường thắc mắc các chỉ số như SAE 20W-40 rồi API SF, SG…. được in trên chai nhớt, trên lốc máy, trên cây thăm nhớt… có ý nghĩa gì?
API (chữ viết tắt của American Petroleum Institute) đây là hiệp dầu khí Hoa Kỳ.
Cấp chất lượng của API cho động cơ chạy xăng là chữ “S” đầu ví dụ: SA, SB, SC, SE, SF, SG, … cho đến cấp chất lượng SM (đụng nóc)
(hiện tại chỉ có mỗi dầu nhớt dành cho xe hơi mới có cấp chất lượng đụng nóc này (trong đó Castrol Magnatec với cấp chất lượng API SM hiện đang được phân phối rộng rãi bởi WASHPRO. Vietnam ). Còn các dầu nhớt thông dụng cho xe máy thường là SF và SG.
API cho động cơ diesel ký hiệu là chữ “C” đầu ví dụ: CA, CB, CC, CD, …
Người ta vẫn thường gọi chỉ số này là Phẩm chất nhớt hay Cấp nhớt, cấp nhớt càng cao thì phụ gia càng nhiều và cao cấp, đáp ứng các yêu cầu khắc nghiệt của các chi tiết máy xe đời mới.
JASO (chữ viết tắt của Japanese Automotive Standards Organization) đây là tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn ôtô của Nhật Bản. Có nhiều tiêu chuẩn của JASO, tuy nhiên đối với loại xe 4 thì là JASO MA, còn xe 2 thì là JASO “FC”.
SAE (chữ viết tắt của Society of Automotive Engineers) dịch là hiệp hội kỹ sư tự động hóa, để dễ hiểu thì các công ty dầu nhớt gắn liền với tiếng Việt cho dễ nhớ là “Độ nhớt”. Độ nhớt phân ra làm 2 loại: đơn cấp và đa cấp.
* Đơn cấp (thường chỉ có ký hiệu SAE 40, SAE 50 (vd Shell Advance 4T SAE 40) độ nhớt giảm nhanh theo nhiệt độ dầu. Ở môi trường Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng loại dầu này. Tuy nhiên, khi máy còn nguội, dầu sẽ hơi đặc và không được bơm tốt lên các chi tiết máy, khả năng giải nhiệt của loại dầu đơn cấp cũng rất kém.
Loại dầu này thường được dùng cho các loại động cơ 2 kỳ, máy cắt cỏ, máy nông nghiệp, công nghiệp… hay để người sử dụng pha vào các phụ gia đặc biệt.
* Đa cấp (ký hiệu SAE 20w-40, SAE 15w-40): độ nhớt của dầu theo nhiệt độ ổn định hơn so với dầu đơn cấp. Hơn nữa, độ loãng của dầu vẫn đảm bảo dù nhiệt độ thấp, do đó việc bơm dầu bôi trơn khi máy “nguội” sẽ tốt hơn…
Độ nhớt đóng vai trò quan trọng trong tính chất của một loại dầu động cơ. Nếu đánh giá theo độ nhớt của SAE, dầu có chữ “W” là loại đa cấp, dùng trong tất cả các mùa. Hệ thống phân loại của SAE khá phức tạp, nó liên quan tới nhiều khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, có thể chỉ ra những yếu tố chính. Đối với dầu đa cấp, sau chữ SAE là tiền tố như 5W, 10W hay 15W, 20W.
Những số đứng trước chữ “W” (còn gọi là thông số đầu) dùng để chỉ khoảng nhiệt độ mà loại dầu động cơ đó có độ nhớt đủ để khởi động xe lúc lạnh. Để xác định nhiệt độ khởi động theo ký tự này, bạn chỉ cần lấy 30 trừ đi các số đó nhưng theo nhiệt độ âm. Ví dụ, dầu 10W sẽ khởi động tốt ở -20ºC, dầu 15W khởi động tốt ở -15ºC.
Các loại dầu động cơ ở các nước hàn đới thường là loại 5W, 10W, 15W nhưng đa số các sản phẩm ở Việt Nam chỉ là loại 10W, 15W hay 20W. Mặc dù không có ý nghĩa quan trọng khi khởi động vì thời tiết ở Việt Nam thường không quá lạnh, nhưng để đạt được các yêu cầu khởi động lạnh, các nhà sản xuất phải thêm vào các chất phụ gia nên dầu có số càng nhỏ thì càng đắt. Loại 10W, 15W và 20W có mức giá trung bình nên được các hãng dầu nhờn nhập về hoặc sản xuất ở Việt Nam.
Đứng sau chữ “W” ở loại dầu đa cấp có thể là chữ 40, 50 hoặc 60. Thông thường, số càng to thì độ nhớt càng lớn và ngược lại.
Đây là ký hiệu độ nhớt tương đương khi ở nhiệt độ làm việc. Ví dụ với nhớt 10W40, khi ở nhiệt độ thường thì khá loãng, tương đương dầu Sae 10, nhưng ở mặt tiếp xúc các chi tiết máycó nhiệt độ cao, thì nhớt sẽ kéo màng với độ nhớt tương đương dầu Sae 40.
Dầu nhớt động cơ
Chức năng của dầu nhớt động cơ là bôi trơn (giảm ma sát và giảm mài mòn) cho các bộphận chuyển động trong động cơ, chống ăn mòn, làm mát, làm kín buồng đốt và làm sạch động cơ.
Ngoài chức năng bảo vệ động cơ, dầu nhớt động cơ hiện đại còn phải có thời gian sử dụng dài và tương thích với các bộ phận xử lý khí thải được lắp trong động cơ.
Tùy theo loại động cơ ( 2 thì hay 4 thì ) và nhiên liệu sửdụng ( xăng, dầu diesel, dầu cặn, nhiên liệu sinh học, hay khí đốt) mà dầu nhớtđộng cơ sẽ được thiết kế thích hợp để đáp ứng tốt các yêu cầu bôi trơn.
Độ nhớt SAE của dầu động cơ
Độ nhớt của dầu động cơ được thống nhất đánh giá bằng cấp độ nhớt SAE do Hiệp hội các kỹ sư ô-tô của Mỹ (Society of Automotive Engineers) ban hành.
Hệ thống độ nhớt SAE J300 đã được cập nhật, bổ sung nhiều lần để phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết và công nghệ chế tạo động cơ, lần cập nhật gần nhất là vào tháng 12/1999
Cấp SAE càng lớn thì dầu càng đặc, các cấp độ nhớt W (Winter) là các độ nhớt lỏng để động cơ dễ khởi động vào mùa đông. Các cột tiếp theo là các số đo độ nhớt tương ứng.
Các loại dầu nhớt động cơ đơn cấp, vd SAE 15W hoặc SAE 40 chỉ thích hợp cho một mùa.
Các loại dầu nhớt động cơ đa cấp, vd SAE 15W-40, SAE 5W-30 sử dụng được quanh năm. Dầu nhớt đa cấp có dải nhiệt độ làm việc rộng, giúp động cơ dễ khởi động ở nhiệt độ thấp và bảo vệ tốt cho động cơ ở nhiệt độ cao.
Tùy theo điều kiện thời tiết tại khu vực động cơ làm việc và tùy theo tính năng của động cơ mà nhà sản xuất động cơ có thể khuyến cáo các cấp độ nhớt SAE phù hợp.
Phân loại tính năng của dầu nhớt động cơ
Có nhiều tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn riêng của các nhà sản xuất động cơ để phân loại tính năng làm việc của dầu nhớt động cơ :
Phân loại API của Viện dầu khí Mỹ (American Petroleum Institute) là phân loại phổ biến nhất.
Phân loại ACEA của Các nhà sản xuất Ô-tô Châu Âu (Association des Constructeurs Européens de l’Automobile)
Phân loại JASO của Tổ chức Tiêu chuẩn Ô-tô Nhật Bản (Japan Automobile Standards Organisation)
Phân loại riêng của các hãng ô-tô, vd : Mercedes, Ford, Volvo, BMW, vv…
Các tiêu chuẩn phân loại đều dựa trên các thử nghiệm lý hóa tính của dầu nhớt, các thử nghiệm động cơ trên băng thử và cũng có thể bao gồm các thử nghiệm thực tế trên đường.
Phân loại API
Dầu nhớt động cơ xăng 4 thì (*) API đã loại bỏ các phương pháp thử nghiệm các cấp dầu này, tuy nhiên một số cấp dầu nói trên vẫn còn được sử dụng ở nhiều thị trường.
Dầu nhớt động cơ diesel (*) API đã loại bỏ các phương pháp thử nghiệm các cấp dầu này, tuy nhiên một số cấp dầu nói trên vẫn còn được sử dụng ở nhiều thị trường.
Phân loại ACEA
Phân loại ACEA được đưa ra từ 1996 để thay thế cho hệ thống phân loại cũ CCMC. Hệ thống phân loại ACEA được thay đổi nhiều lần và hiện nay tiêu chuẩn đang lưu hành là ACEA 2004. ACEA 2008 đã được ban hành và sẽ được áp dụng kể từ tháng 12/2010.
Phân loại ACEA 2008 :
Dầu nhớt dùng cho động cơ xăng và diesel hạng nhẹ : A1/B1, A3/B3, A3/B4, A5/B5 trong đó Ax là cấp dầu nhớt dùng cho động cơ xăng, Bx là cấp dầu nhớt dùng cho động cơ diesel hạng nhẹ.
Dầu nhớt dùng cho động cơ xăng và diesel hạng nhẹ có trang bị bộ xử lí khí thải : C1, C2, C3, C4
Dầu nhớt dùng cho động cơ diesel hạng nặng : E4, E6, E7, E9
Cấp ACEA thích hợp cho động cơ được các nhà sản xuất ô-tô khuyến cáo.
Các cấp dầu Cx được đặc biệt pha chế để kéo dài tuổi thọ sử dụng của các thiết bị xử lí khí thải như DPF (Diesel Particulate Filter) và TWC (Three Way Catalyst). Các loại dầu này có thể có it tro sun-phát (Sulphated Ash, SA), ít lưu huỳnh (Sun-phua, S) và ít Phốt-pho (P), gọi là dầu ít SASP.
(Nguồn: tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét