Trước cảnh báo khai thác dầu mỏ và khí đốt là nguồn khí thải lớn nhất gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường ở Canada, Cơ quan Môi trường nước này đã kêu gọi chính phủ đưa ra những quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường đối với ngành dầu mỏ.
Phóng viên TTXVN tại Ottawa dẫn báo cáo công bố ngày 14/4 của Cơ quan Môi trường Canada cho biết ngành năng lượng hiện vượt ngành giao thông trở thành nguồn phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất tại Canada.
Báo cáo đã phân tích tình trạng phát thải trong giai đoạn 1990-2012, cho biết ngành dầu khí hiện thải ra khoảng 25% lượng khí thải tại Canada, cao hơn lượng phát thải từ các loại hình giao thông.
Lượng khí thải chung của Canada năm 2012 đã giảm gần 1% so với năm 2011, chủ yếu do giảm sản xuất điện và các hoạt động chế tạo. So với năm 1990, lượng khí thải năm 2012 của ngành năng lượng có mức tăng cao nhất, tới 70%, chủ yếu do việc mở rộng khai thác dầu thô và dầu cát, cao hơn gấp đôi so với mức tăng phát thải từ các loại hình giao thông.
Chính phủ của Thủ tướng Stephen Harper đã đồng ý giảm 17% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2020 so với năm 2005, như một phần của hiệp ước quốc tế Copenhagen.
Tuy nhiên, Cơ quan Môi trường Canada thừa nhận rằng họ có nhiều khả năng không đạt được mục tiêu này. Với việc chỉ còn năm năm nữa là đến thời hạn năm 2020, lượng phát thải gây hiệu ứng nhà kính của Canada chỉ có khả năng giảm được 5% so với năm 2005.
Ảnh minh họa: canada.com
Canada là một trong những quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, chủ yếu là dầu cát. Dầu cát được biết đến từ lâu, nhưng do chưa có công nghệ phù hợp và chi phí khai thác quá cao nên ít được quan tâm.
Kể từ khi công nghệ khai thác bẻ gãy thủy lực ra đời và giá dầu thô tăng cao, cát dầu mới được xem là một phần của trữ lượng dầu thế giới. Việc khai thác cát dầu đòi hỏi nguồn năng lượng. Quá trình này tạo ra lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều gấp 2-4 lần trên một thùng dầu so với việc khai thác các nguồn dầu mỏ thông thường.
Mặc dù chính phủ tuyên bố rằng lượng khí thải từ việc khai thác một thùng dầu cát đang giảm hàng năm, nhưng tổ chức Hòa bình Xanh Canada cho biết lượng khí thải này là không đổi từ năm 2004. Do vậy, nếu muốn đạt được chỉ tiêu giảm khí thải theo hiệp ước Copenhagen, cách duy nhất của Canada là đưa ra những quy định mới về phát thải khí của ngành dầu mỏ.
Năm 2013, Thủ tướng Harper đã tuyên bố rằng các quy định mới về ngành dầu khí sẽ được công bố trong những năm tới. Nhưng vòng đàm phán mới về biến đổi khí hậu toàn cầu dự kiến được tổ chức tại Paris năm 2015 và Canada sẽ tiếp tục bị chỉ trích nếu không nỗ lực nghiêm túc để giảm lượng khí thải từ việc khai thác dầu cát.
Nhà phân tích P.J. Partington thuộc Viện Nghiên cứu Pembina cho biết việc ngành dầu mỏ trở thành nguồn phát thải lớn nhất nhấn mạnh nhu cầu buộc chính phủ phải thực hiện cam kết đưa ra những quy định nhằm làm giảm tác động môi trường của việc khai thác dầu cát.
Ông Partington nhấn mạnh rằng nếu Canada muốn đóng tốt vai trò của mình trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu, nước này cần có những quy định nghiêm khắc đối với ngành dầu mỏ và khí đốt.
Theo VietNamPlus, 15/04/2014
Phóng viên TTXVN tại Ottawa dẫn báo cáo công bố ngày 14/4 của Cơ quan Môi trường Canada cho biết ngành năng lượng hiện vượt ngành giao thông trở thành nguồn phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất tại Canada.
Báo cáo đã phân tích tình trạng phát thải trong giai đoạn 1990-2012, cho biết ngành dầu khí hiện thải ra khoảng 25% lượng khí thải tại Canada, cao hơn lượng phát thải từ các loại hình giao thông.
Lượng khí thải chung của Canada năm 2012 đã giảm gần 1% so với năm 2011, chủ yếu do giảm sản xuất điện và các hoạt động chế tạo. So với năm 1990, lượng khí thải năm 2012 của ngành năng lượng có mức tăng cao nhất, tới 70%, chủ yếu do việc mở rộng khai thác dầu thô và dầu cát, cao hơn gấp đôi so với mức tăng phát thải từ các loại hình giao thông.
Chính phủ của Thủ tướng Stephen Harper đã đồng ý giảm 17% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2020 so với năm 2005, như một phần của hiệp ước quốc tế Copenhagen.
Tuy nhiên, Cơ quan Môi trường Canada thừa nhận rằng họ có nhiều khả năng không đạt được mục tiêu này. Với việc chỉ còn năm năm nữa là đến thời hạn năm 2020, lượng phát thải gây hiệu ứng nhà kính của Canada chỉ có khả năng giảm được 5% so với năm 2005.
Ảnh minh họa: canada.com
Canada là một trong những quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, chủ yếu là dầu cát. Dầu cát được biết đến từ lâu, nhưng do chưa có công nghệ phù hợp và chi phí khai thác quá cao nên ít được quan tâm.
Kể từ khi công nghệ khai thác bẻ gãy thủy lực ra đời và giá dầu thô tăng cao, cát dầu mới được xem là một phần của trữ lượng dầu thế giới. Việc khai thác cát dầu đòi hỏi nguồn năng lượng. Quá trình này tạo ra lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều gấp 2-4 lần trên một thùng dầu so với việc khai thác các nguồn dầu mỏ thông thường.
Mặc dù chính phủ tuyên bố rằng lượng khí thải từ việc khai thác một thùng dầu cát đang giảm hàng năm, nhưng tổ chức Hòa bình Xanh Canada cho biết lượng khí thải này là không đổi từ năm 2004. Do vậy, nếu muốn đạt được chỉ tiêu giảm khí thải theo hiệp ước Copenhagen, cách duy nhất của Canada là đưa ra những quy định mới về phát thải khí của ngành dầu mỏ.
Năm 2013, Thủ tướng Harper đã tuyên bố rằng các quy định mới về ngành dầu khí sẽ được công bố trong những năm tới. Nhưng vòng đàm phán mới về biến đổi khí hậu toàn cầu dự kiến được tổ chức tại Paris năm 2015 và Canada sẽ tiếp tục bị chỉ trích nếu không nỗ lực nghiêm túc để giảm lượng khí thải từ việc khai thác dầu cát.
Nhà phân tích P.J. Partington thuộc Viện Nghiên cứu Pembina cho biết việc ngành dầu mỏ trở thành nguồn phát thải lớn nhất nhấn mạnh nhu cầu buộc chính phủ phải thực hiện cam kết đưa ra những quy định nhằm làm giảm tác động môi trường của việc khai thác dầu cát.
Ông Partington nhấn mạnh rằng nếu Canada muốn đóng tốt vai trò của mình trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu, nước này cần có những quy định nghiêm khắc đối với ngành dầu mỏ và khí đốt.
Theo VietNamPlus, 15/04/2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét