Nghề sửa xe đạp, xe gắn máy mỗi khi nhắc đến hầu như ai cũng cho đó là công việc của đàn ông, bởi nghề này cực nhọc và đòi hỏi người hành nghề phải có sức mạnh của cơ bắp mới làm được.
Cô Tư đang sửa xe cho khách.
Thế nhưng dọc theo tuyến Quốc lộ 50, đoạn ngang qua ấp Phong Thuận, xã Tân Mỹ Chánh, có một tiệm sửa xe nhỏ với bảng hiệu đề tên “Tư”. Đó chính là cửa tiệm của người phụ nữ đã có 36 năm “làm bạn” với ốc-vít, mỏ-lết, dầu nhớt và những chiếc xe. Cô tên thật là Võ Thị Ngọc Phước, nhưng mọi người vẫn thường gọi cô một cách thân mật là Cô Tư.
Tuy đã 62 tuổi, mái tóc đã ngã màu sương, sức khỏe không được tốt và tay nghề cũng không còn được nhanh nhẹn như thời còn con gái, nhưng mọi người đến đây sửa xe đều quý mến cô bởi đức tính cẩn thận, cần cù, nhẫn nại. Đặc biệt, cô được mệnh danh là người “chuyên trị” những ruột xe bị đứt chân vòi.
Cô Tư cho biết: “Sửa đứt chân vòi mất thời gian và khó lắm, nên các cửa tiệm khác thường thay ruột xe mới chứ không chịu sửa cho khách”. Nhìn bàn tay chai sần, lắm lem dầu nhớt, làn da đen sạm bởi cái nắng, gió, bụi đường, mới hiểu được phần nào nỗi vất vả, cực nhọc của người phụ nữ khi làm nghề sửa xe.
Chấp nhận sự nặng nhọc của nghề, bỏ qua những nhu cầu làm đẹp của bản thân chỉ vì miếng cơm manh áo, nhưng nhìn đôi tay điêu luyện của cô, ta vẫn thấy toát lên nét dịu dàng đằm thắm của một người phụ nữ chịu thương chịu khó.
Cô tâm sự: “Hồi còn nhỏ, nhà nghèo, lại đông anh em, tôi chỉ được cha mẹ cho học đến hết lớp 6 rồi nghỉ ở nhà bán vé số. Đến năm 1977, tôi học được nghề sửa xe từ em trai rồi ra mở tiệm luôn cho đến nay. Chồng tôi làm nghề tài xế nên thường xuyên vắng nhà. Trước đây tôi sửa xe để lo cho 4 con ăn học, trong đó có 1 đứa học tới đại học. Giờ các con đều đã có việc làm nên khuyên tôi nghỉ, nhưng cái nghề nó gắn bó với mình rồi nghỉ buồn lắm, vả lại được lao động vẫn tốt hơn”.
Hàng ngày, cửa tiệm của cô bắt đầu mở cửa vào lúc 6 giờ sáng cho đến 8-9 giờ tối mới nghỉ. Cô cho biết: “Thường thì khách đến sửa xe đông nhất là lúc sáng sớm và chiều tối, bởi lúc này các cửa tiệm gần đây đều đóng cửa nghỉ ngơi, còn mình thì lấy công làm lời nên phải cố gắng làm thêm, có khi gần 10 giờ đêm còn có khách đến. Có hôm làm xong mệt quá nên ngủ luôn, không ăn uống gì nổi nữa”.
Tâm sự chuyện vui buồn trong nghề, cô Tư cho biết thêm: “Nhiều khách thương thì ghé ủng hộ, nhưng cũng có người thì nói phụ nữ mà sửa xe gì, có người thì không nói câu nào mà bỏ đi. Hôm trước, có khách đến hỏi sửa xe, thấy tôi bước ra, người khách đó chần chừ rồi móc tiền đưa cho tôi 2 ngàn đồng và quay xe bỏ đi”.
Chị Bùi Thị Mỹ Dung, một người hàng xóm của cô Tư cho biết: “Làm nghề sửa xe này nam giới cực một thì phụ nữ cực tới hai, nhiều khi nhìn thấy chị Tư gồng mình lên sửa xe mà thấy tội. Tôi khuyên chị nghỉ rồi kiếm việc nào nhẹ nhàng hơn mà làm nhưng chị không chịu”. Nghỉ làm sao được, bởi đối với những người lao động chân chính thì được làm việc là lẽ sống của họ!
Cô Tư đang sửa xe cho khách.
Thế nhưng dọc theo tuyến Quốc lộ 50, đoạn ngang qua ấp Phong Thuận, xã Tân Mỹ Chánh, có một tiệm sửa xe nhỏ với bảng hiệu đề tên “Tư”. Đó chính là cửa tiệm của người phụ nữ đã có 36 năm “làm bạn” với ốc-vít, mỏ-lết, dầu nhớt và những chiếc xe. Cô tên thật là Võ Thị Ngọc Phước, nhưng mọi người vẫn thường gọi cô một cách thân mật là Cô Tư.
Tuy đã 62 tuổi, mái tóc đã ngã màu sương, sức khỏe không được tốt và tay nghề cũng không còn được nhanh nhẹn như thời còn con gái, nhưng mọi người đến đây sửa xe đều quý mến cô bởi đức tính cẩn thận, cần cù, nhẫn nại. Đặc biệt, cô được mệnh danh là người “chuyên trị” những ruột xe bị đứt chân vòi.
Cô Tư cho biết: “Sửa đứt chân vòi mất thời gian và khó lắm, nên các cửa tiệm khác thường thay ruột xe mới chứ không chịu sửa cho khách”. Nhìn bàn tay chai sần, lắm lem dầu nhớt, làn da đen sạm bởi cái nắng, gió, bụi đường, mới hiểu được phần nào nỗi vất vả, cực nhọc của người phụ nữ khi làm nghề sửa xe.
Chấp nhận sự nặng nhọc của nghề, bỏ qua những nhu cầu làm đẹp của bản thân chỉ vì miếng cơm manh áo, nhưng nhìn đôi tay điêu luyện của cô, ta vẫn thấy toát lên nét dịu dàng đằm thắm của một người phụ nữ chịu thương chịu khó.
Cô tâm sự: “Hồi còn nhỏ, nhà nghèo, lại đông anh em, tôi chỉ được cha mẹ cho học đến hết lớp 6 rồi nghỉ ở nhà bán vé số. Đến năm 1977, tôi học được nghề sửa xe từ em trai rồi ra mở tiệm luôn cho đến nay. Chồng tôi làm nghề tài xế nên thường xuyên vắng nhà. Trước đây tôi sửa xe để lo cho 4 con ăn học, trong đó có 1 đứa học tới đại học. Giờ các con đều đã có việc làm nên khuyên tôi nghỉ, nhưng cái nghề nó gắn bó với mình rồi nghỉ buồn lắm, vả lại được lao động vẫn tốt hơn”.
Hàng ngày, cửa tiệm của cô bắt đầu mở cửa vào lúc 6 giờ sáng cho đến 8-9 giờ tối mới nghỉ. Cô cho biết: “Thường thì khách đến sửa xe đông nhất là lúc sáng sớm và chiều tối, bởi lúc này các cửa tiệm gần đây đều đóng cửa nghỉ ngơi, còn mình thì lấy công làm lời nên phải cố gắng làm thêm, có khi gần 10 giờ đêm còn có khách đến. Có hôm làm xong mệt quá nên ngủ luôn, không ăn uống gì nổi nữa”.
Tâm sự chuyện vui buồn trong nghề, cô Tư cho biết thêm: “Nhiều khách thương thì ghé ủng hộ, nhưng cũng có người thì nói phụ nữ mà sửa xe gì, có người thì không nói câu nào mà bỏ đi. Hôm trước, có khách đến hỏi sửa xe, thấy tôi bước ra, người khách đó chần chừ rồi móc tiền đưa cho tôi 2 ngàn đồng và quay xe bỏ đi”.
Chị Bùi Thị Mỹ Dung, một người hàng xóm của cô Tư cho biết: “Làm nghề sửa xe này nam giới cực một thì phụ nữ cực tới hai, nhiều khi nhìn thấy chị Tư gồng mình lên sửa xe mà thấy tội. Tôi khuyên chị nghỉ rồi kiếm việc nào nhẹ nhàng hơn mà làm nhưng chị không chịu”. Nghỉ làm sao được, bởi đối với những người lao động chân chính thì được làm việc là lẽ sống của họ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét