Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Nga muốn mở rộng hợp tác dầu khí, trở lại Cam Ranh

Ngày 16/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho hay đang xem xét khả năng mở rộng hợp tác trong lĩnh vực dầu khí.

Dầu khí là thế mạnh của 2 nước

Thông tin trên VietNamNet, theo Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, kinh tế, thương mại là trọng điểm và dầu khí, năng lượng là một "lĩnh vực thế mạnh" của hai nước.

Hiện nay, ông và Ngoại trưởng Nga đã thảo luận các biện pháp nhằm thúc đẩy triển khai các hoạt động thăm dò dầu khí của Nga tại Việt Nam cũng như sự tham gia của dầu khí Việt Nam trong khai thác, thăm dò dầu khí tại Nga.

Ngoại trưởng Nga cũng cho hay, tổ công tác cấp cao các dự án đầu tư ưu tiên đang xem xét triển khai các dự án hợp tác song phương quan trọng. Trong đó, các công ty, tập đoàn của hai nước đang xem xét, thảo luận khả năng mở rộng hợp tác trong lĩnh vực dầu khí.

Nga và Việt Nam luôn khẳng định tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982

Trước đó, trong cuộc hội đàm nhân chuyến thăm Việt Nam ngày 7/11, Thủ tướng Nga Medvedev cũng đã từng khẳng định, chuyến thăm của ngài nhằm tăng cường hợp tác mạnh mẽ trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng vì Nga coi Việt Nam là đối tác quan trọng trong hai lĩnh vực trên.

Tiếp đó, ngày 12/11/2013, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam, với khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Tổng thống V.Putin từng khẳng định "vai trò then chốt trong sự phát triển quan hệ hợp tác giữa Nga và Việt Nam về công nghiệp và đầu tư từ trước đến nay vẫn thuộc về lĩnh vực năng lượng và dầu khí".

"Ngọn cờ đầu" luôn được nhắc đến là liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro có khối lượng khai thác đạt đến 206 triệu tấn dầu, thu về tổng lợi nhuận hàng chục tỷ USD.

Hiện nay, hai hãng Gazprom và Rosneft đang bắt đầu triển khai liên quan đến khai thác dầu khí, hiện đại hóa những cơ sở lọc hóa dầu, cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng từ vùng Viễn Đông của Nga sang Việt Nam.

Nga muốn xây dựng trung tâm bảo dưỡng tại Cam Ranh

Còn nhớ, đầu tháng 2, nhiều nguồn tin cho biết, để khẳng định vị thế một cường quốc quân sự trên thế giới, Quân đội Nga đang có kế hoạch mở cửa trở lại một số căn cứ quân sự chiến lước bên ngoài lãnh thổ Nga, trong đó có thể bao gồm cả căn cứ Cam Ranh tại Việt Nam.

Theo TopWar, các căn cứ quân sự ở nước ngoài giúp cải thiện đáng kể các khả năng chiến đấu của quân đội Nga và Nga cần căn cứ quân sự “như cần không khí để thở”.

Được biết vào tháng 11/2013 vừa qua, sau cuộc thảo luận giữa lãnh đạo hai nước Nga và Việt Nam, báo giới đã đưa tin về sự hợp tác trong tương lai giữa hai nước. Và khi đó, người ta biết rằng tại cảng Cam Ranh xuất hiện một căn cứ bảo trì và sửa chữa tàu ngầm.

Thông tin hiện có cho thấy căn cứ này được thiết kế để sử dụng cho các tàu ngầm của Hải quân Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế thủy thủ Việt Nam vận hành tàu ngầm do Nga đóng, cũng như sự cần thiết phải tiếp tục hợp tác với Nga để hình thành cơ sở phục vụ đã đưa ra nhiều giả thuyết. Và không loại trừ khả năng trong tương lai, Hải quân Nga sẽ trở lại Cam Ranh.

Mới đây báo Cyprus Weekly đã đăng tải thông tin về việc Nga đang thảo luận với Síp để mở lại căn cứ quân sự có từ thời Liên Xô tại nước này, tuy nhiên việc sử dụng căn cứ Không quân của Síp hay căn cứ tại Cam Ranh rõ ràng đều có lợi cho Quân đội Nga.

Liên quan đến vấn đề này, hồi tháng 8/2013, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã trả lời hãng tin ITAR-TASS trước khi lên đường sang thăm Nga, Bộ trưởng Thanh nói: "Việt Nam dự định thành lập một trung tâm dịch vụ quốc tế hoạt động độc lập tại Cam Ranh".

Bộ trưởng Thanh nói thêm, Việt Nam chỉ cho tàu nước ngoài thuê dịch vụ hậu cần, kỹ thuật tại cảng Cam Ranh chứ không cho thuê làm căn cứ quân sự.

Theo Đất Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét