"Chúng tôi phải lựa chọn hợp tác với một bên nào đó có tiềm lực, và ai biết được sẽ có những rủi ro địa chính trị nào", ông Pangilinan nói.
Tờ The Wall Streets Journal ngày 5/3 đưa tin, tập đoàn dầu khí Philex Petroleum của Philippines tiếp tục quan tâm đến đối tác CNOOC, tập đoàn Dầu khí ngoài khơi Trung Quốc với tham vọng thăm dò và khai thác chung dầu khí (trái phép) ở khu vực bãi Cỏ Rong (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, cả Philippines, Trung Quốc và Đài Loan đều yêu sách chủ quyền).
Ngày 4/3, ông Manuel Pangilinan, Chủ tịch Philex Petroleum cho biết nhóm của ông đã không gặp đại diện của CNOOC kể từ cuộc họp 2 bên tại Hồng Kông trong quý 1 năm ngoái, nhưng sẵn sàng để đàm phán với CNOOC một lần nữa.
Philex Petroleum là cổ đông kiểm soát của Diễn đàn Năng lượng có trụ sở tại London, được chính phủ Philippines chỉ định thăm dò và khai thác (trái phép) tại bãi Cỏ Rong. Tháng 10/2012 Diễn đàn Năng lượng đã tổ chức khảo sát thăm dò tại khu vực này nhưng bị tàu hải quân Trung Quốc liên tục quấy rối nên phải dừng lại.
Sau đó Bắc Kinh đề xuất phương án "gác tranh chấp cùng khai thác" với Manila tại khu vực này và đề cử CNOOC làm đối tác cho dự án.
Bãi Cỏ Rong
Phân tích về kế hoạch khai thác dầu khí chung do tập đoàn Philippines đề xuất, TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban, Ban Biên giới của Chính phủ cho biết: "Kế hoạch này chỉ có ý nghĩa về kinh doanh thương mại, mục đích là kêu gọi đầu tư, góp vốn, nghiên cứu để cùng nhau thăm dò và khai thác dầu khí trong khu vực mà Philippines cho rằng thuộc vùng Đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa của mình mà thôi.
Kế hoạch đó hoàn toàn không có ý nghĩa là một giải pháp “ hợp tác khai thác chung” trong vùng biển “chồng lấn”, càng không phải là nội dung “gác tranh chấp cùng khai thác”.
Kế hoạch này cũng hoàn toàn không giống như thỏa thuận hợp tác chung giữa Việt Nam và Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ và khu vực ở ngoài cửa vịnh Bắc Bộ mà hiện nay 2 bên đang tiến hành đàm phán để thực hiện một cụ thể theo nguyên tắc mà 2 bên đã thỏa thuận".
Vì vậy, Tổng thống Philippines Aqunio đã yêu cầu, tất cả các doanh nghiệp nước ngoài hợp tác khai thác dầu khí "trong lãnh thổ Philippines phải tuân thủ luật pháp Philippines"; trong khi đó, ông Tập Cận Bình chỉ thị chủ trương của Bắc Kinh là "chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp cùng khai thác".
Trước tuyên bố của ông Aqunio, liên hệ về kế hoạch khai thác chung dầu khí của hai tập đoàn ở khu vực bãi Cỏ Rong, TS Trần Công Trục nói rằng: “Bãi Cỏ Rong là khu vực bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa, theo lập trường của Việt Nam là thuộc chủ quyền của Việt Nam; vì vậy mọi hoạt động của các quốc gia khác, kể cả các Công ty nước ngoài, là vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã từng có ý kiến phản đối”.
TS Trần Công Trục - Nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ
Mặt khác, theo ông Trục: “Không thể có kết quả trong việc khai thác chung này, vì lập trường của hai bên đã rõ rồi. Philippines nói của Philippines, Trung Quốc nói của họ nên khó có thể đạt được kết quả thực tế.
"Chính vì vậy, kế hoạch khai thác chung dầu khí này không phải là giải pháp “ hợp tác khai thác chung” (joint - development) tại vùng biển chồng lấn theo quy định của Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982; càng không phải là “gác tranh chấp cùng khai thác” mà Trung Quốc đã luôn luôn hô hào, theo nghĩa “chủ quyền của Trung Quốc, gác tranh chấp cùng khai thác” - ông Trục một lần nữa nhấn mạnh.
Được biết, năm ngoái một cơ quan thông tin năng lượng của Mỹ ước tính Biển Đông có khoảng 11 tỉ thùng dầu và 190 ngàn tỉ mét khối khí đốt, trong đó khu vực quần đảo Trường Sa có khoảng 5,4 tỉ thùng dầu và 55 ngàn tỉ mét khối khí thiên nhiên, hầu hết các nguồn tài nguyên có khả năng nằm ở bãi Cỏ Rong.
Hoài Ngân
Tờ The Wall Streets Journal ngày 5/3 đưa tin, tập đoàn dầu khí Philex Petroleum của Philippines tiếp tục quan tâm đến đối tác CNOOC, tập đoàn Dầu khí ngoài khơi Trung Quốc với tham vọng thăm dò và khai thác chung dầu khí (trái phép) ở khu vực bãi Cỏ Rong (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, cả Philippines, Trung Quốc và Đài Loan đều yêu sách chủ quyền).
Ngày 4/3, ông Manuel Pangilinan, Chủ tịch Philex Petroleum cho biết nhóm của ông đã không gặp đại diện của CNOOC kể từ cuộc họp 2 bên tại Hồng Kông trong quý 1 năm ngoái, nhưng sẵn sàng để đàm phán với CNOOC một lần nữa.
Philex Petroleum là cổ đông kiểm soát của Diễn đàn Năng lượng có trụ sở tại London, được chính phủ Philippines chỉ định thăm dò và khai thác (trái phép) tại bãi Cỏ Rong. Tháng 10/2012 Diễn đàn Năng lượng đã tổ chức khảo sát thăm dò tại khu vực này nhưng bị tàu hải quân Trung Quốc liên tục quấy rối nên phải dừng lại.
Sau đó Bắc Kinh đề xuất phương án "gác tranh chấp cùng khai thác" với Manila tại khu vực này và đề cử CNOOC làm đối tác cho dự án.
Bãi Cỏ Rong
Phân tích về kế hoạch khai thác dầu khí chung do tập đoàn Philippines đề xuất, TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban, Ban Biên giới của Chính phủ cho biết: "Kế hoạch này chỉ có ý nghĩa về kinh doanh thương mại, mục đích là kêu gọi đầu tư, góp vốn, nghiên cứu để cùng nhau thăm dò và khai thác dầu khí trong khu vực mà Philippines cho rằng thuộc vùng Đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa của mình mà thôi.
Kế hoạch đó hoàn toàn không có ý nghĩa là một giải pháp “ hợp tác khai thác chung” trong vùng biển “chồng lấn”, càng không phải là nội dung “gác tranh chấp cùng khai thác”.
Kế hoạch này cũng hoàn toàn không giống như thỏa thuận hợp tác chung giữa Việt Nam và Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ và khu vực ở ngoài cửa vịnh Bắc Bộ mà hiện nay 2 bên đang tiến hành đàm phán để thực hiện một cụ thể theo nguyên tắc mà 2 bên đã thỏa thuận".
Vì vậy, Tổng thống Philippines Aqunio đã yêu cầu, tất cả các doanh nghiệp nước ngoài hợp tác khai thác dầu khí "trong lãnh thổ Philippines phải tuân thủ luật pháp Philippines"; trong khi đó, ông Tập Cận Bình chỉ thị chủ trương của Bắc Kinh là "chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp cùng khai thác".
Trước tuyên bố của ông Aqunio, liên hệ về kế hoạch khai thác chung dầu khí của hai tập đoàn ở khu vực bãi Cỏ Rong, TS Trần Công Trục nói rằng: “Bãi Cỏ Rong là khu vực bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa, theo lập trường của Việt Nam là thuộc chủ quyền của Việt Nam; vì vậy mọi hoạt động của các quốc gia khác, kể cả các Công ty nước ngoài, là vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã từng có ý kiến phản đối”.
TS Trần Công Trục - Nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ
Mặt khác, theo ông Trục: “Không thể có kết quả trong việc khai thác chung này, vì lập trường của hai bên đã rõ rồi. Philippines nói của Philippines, Trung Quốc nói của họ nên khó có thể đạt được kết quả thực tế.
"Chính vì vậy, kế hoạch khai thác chung dầu khí này không phải là giải pháp “ hợp tác khai thác chung” (joint - development) tại vùng biển chồng lấn theo quy định của Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982; càng không phải là “gác tranh chấp cùng khai thác” mà Trung Quốc đã luôn luôn hô hào, theo nghĩa “chủ quyền của Trung Quốc, gác tranh chấp cùng khai thác” - ông Trục một lần nữa nhấn mạnh.
Được biết, năm ngoái một cơ quan thông tin năng lượng của Mỹ ước tính Biển Đông có khoảng 11 tỉ thùng dầu và 190 ngàn tỉ mét khối khí đốt, trong đó khu vực quần đảo Trường Sa có khoảng 5,4 tỉ thùng dầu và 55 ngàn tỉ mét khối khí thiên nhiên, hầu hết các nguồn tài nguyên có khả năng nằm ở bãi Cỏ Rong.
Hoài Ngân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét